Da Vinci Academy logo - Khóa học đầu tư tài chính tại Da Vinci Academy

BÁO CÁO TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2025

BÁO CÁO TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2025

* BÁO CÁO ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI PHÒNG PHÂN TÍCH DA VINCI ACADEMY – DA VINCI ĐÀ NẴNG. MỌI THẮC MẮC VUI LÒNG LIÊN HỆ SỐ ĐIỆN THOẠI: 0813 333 227

I. PHÂN TÍCH CƠ BẢN

1. YẾU TỐ VĨ MÔ

1.1. Tăng trưởng GDP:

  • Mục tiêu tăng lên 8% (cao hơn mức 6,5–7% trước đây), dựa vào:
    • Đầu tư công mạnh (dự án hạ tầng, năng lượng).
    • FDI giải ngân kỳ vọng 28 tỷ USD + thặng dư thương mại 30 tỷ USD.

1.2. Lạm phát & Lãi suất:

  • Lạm phát kiểm soát ở 4,5–5% nhờ chính sách tiền tệ linh hoạt.
  • Lãi suất ổn định để hỗ trợ doanh nghiệp và thu hút đầu tư.

1.3. Tỷ giá USD/VND:

  • Dự báo dao động quanh 26.000 VND/USD nhờ thặng dư thương mại và FDI.

1.4. FDI & Xuất khẩu:

  • FDI tập trung vào sản xuất công nghệ cao, xuất khẩu đạt 405 tỷ USD (2024), duy trì tăng trưởng nhờ đa dạng hóa thị trường.

2. CHÍNH SÁCH TÁC ĐỘNG

2.1. Cải cách thị trường vốn:

  • Đẩy mạnh minh bạch và thanh khoản để nâng hạng thị trường (Frontier → Emerging), thu hút vốn ngoại dài hạn.

2.2. Chính sách thuế:

  • Giảm thuế cổ tức từ 5% → 3%, ưu đãi doanh nghiệp công nghệ xanh và năng lượng sạch.

2.3. Đầu tư hạ tầng:

  • Tập trung vào dự án lớn:
    • Đường sắt cao tốc Bắc–Nam 
    • Sân bay Long Thành
    • Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 
    • Cảng Liên Chiểu
    • Đường sắt kết nối Trung Quốc

2.4. Cải cách hành chính:

  • Cắt giảm 20% cơ quan chính phủ, giảm chi phí và nâng hiệu quả quản lý.

3. DÒNG TIỀN

3.1. Dòng tiền nội địa:

  • Lực mua ròng đáng kể:
    • Các quỹ nội và nhà đầu tư cá nhân tạo ra lực mua ròng đáng kể.
    • Giúp bù đắp tác động tiêu cực từ dòng vốn ngoại, giữ VN‑Index không điều chỉnh quá sâu và tích lũy ổn định suốt năm.
  • Sự ổn định kinh tế và cải cách thị trường:
    • Nền kinh tế vĩ mô ổn định cùng với các chính sách cải cách (triển khai hệ thống giao dịch mới, mở rộng room cho nhà đầu tư nội, ưu đãi thuế) đã củng cố niềm tin nội bộ.
    • Kết quả là dòng tiền nội không chỉ duy trì mà còn có xu hướng “đảo chiều” sang mua ròng, đặc biệt ở các cổ phiếu đầu ngành với vốn hóa lớn.

3.2. Dòng tiền ngoại:

  • Tác động từ môi trường kinh tế quốc tế:
    • Chính sách thuế quan mới của Mỹ và rủi ro thương mại làm tăng tính không chắc chắn trên thị trường.
    • Điều này thúc đẩy các nhà đầu tư ngoại rút lui để bảo toàn lợi nhuận.
  • Giảm tỷ lệ sở hữu và xu hướng bán ròng:
    • Tỷ lệ sở hữu của khối ngoại đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015, tạo “room” cho sự thay đổi.
    • Tuy nhiên, trong ngắn hạn, dòng vốn ngoại vẫn chủ yếu là bán ròng.
  • Tiềm năng chuyển hướng dòng vốn:
    • Nếu các chính sách hỗ trợ tăng trưởng và ổn định kinh tế được triển khai hiệu quả, cùng với cải cách nâng hạng thị trường, thị trường có thể tạo ra “điểm tựa” để dòng vốn ngoại chuyển từ bán ròng sang mua ròng.

II. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

1. Đánh giá tổng quan:

  • Xu hướng dài hạn trên khung tháng đang đi ngang một năm qua trong mô hình tích lũy đi ngang, đóng nến tháng 2 tăng 40,31 điểm tương ứng với 3,19% và đã phá vùng kháng cự đỉnh cũ quan trọng 1300 điểm.
  • Xu hướng tuần tăng, hồi phục tăng mạnh từ đầu năm 2025 ở vùng hỗ trợ 1220 điểm.

2. Nhận định xu hướng:

  • Xu hướng dài hạn và trung hạn đang đồng pha tăng sau đóng nến tháng xác nhận trên vùng kháng cự đỉnh cũ, kỳ vọng xu hướng duy trì tăng đến vùng 137x (kỳ vọng 1) nếu xu hướng tiếp tục mạnh mẽ có thể lên tiếp vùng 147x ( kỳ vọng 2).
  • Khi thị trường chung đã xác nhận xu hướng tăng dài hạn thì sẽ mở ra các cơ hội cho các nhóm ngành cổ phiếu có vị thế xác nhận lên.

3. Đánh giá nhóm ngành:

  • Hiện nay (tháng 2/2025), thị trường chứng khoán Việt Nam đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt giữa các nhóm ngành, trong bối cảnh VN-Index hơn 1 năm qua chuyển động trong phạm vi hẹp với biên độ 116x – 130x điểm, cho thấy giai đoạn tích lũy diễn ra do sự do dự của nhà đầu tư và tâm lý chờ đợi các yếu tố tích cực xác nhận từ thị trường.
  • Mặc dù có những đợt tăng điểm ngắn hạn và trung hạn, nhưng xu hướng chung của chỉ số VN‑Index và các nhóm ngành vẫn không cho thấy một đà tăng trưởng bùng nổ, chỉ có số ít nhóm ngành cổ phiếu riêng lẻ duy trì xu hướng tăng ổn định.
  • Cụ thể:
    • Những nhóm ngành đã tăng trưởng mạnh:
      • Công nghệ & Viễn thông: FPT, CMG, ELC, VGI, FOX.
      • Dược phẩm: IMP, DHT, DBD.
      • Logistics: GMD, HAH, VOS, PHP, SGN.
      • Hóa chất : DGC, CSV, BMP, BFC, DPR.
      • Sản xuất & Tiêu dùng: MCH, QNS, DBC.
    • Những nhóm ngành ổn định tích cực:
      • Ngân hàng: VCB, TCB, LPB, CTG, ACB.
      • Chứng khoán: SSI, VCI, HCM, MBS, FTS.
      • Bảo hiểm: BVH, BVI, BIC.
      • Bán lẻ: PNJ, FRT, MWG, PLX.
      • Thép: HPG, HSG, NKG, VGS.
      • Bất động sản khu công nghiệp: BCM, KBC, IDC, SZC, SIP.
      • Khai khoáng & Khoáng sản: KSV, MSR, HGM.
    • Nhóm ngành đang hồi phục tích cực:
      • Xây dựng & Đầu tư công: VCG, CTD, FCN, HHV.
      • Điện và thiết bị điện: REE, NT2, GEX, GEE.
    • Nhóm ngành đang tích lũy:
      • Bất động sản: VHM, VIC, VRE, DXG, CEO.
      • Dầu khí: GAS, PVD, PVS.

4. Chiến lược đầu tư:

  • Dòng tiền và thanh khoản: Dòng tiền vào thị trường và thanh khoản có dấu hiệu phục hồi tích cực, mặc dù khối ngoại vẫn bán ròng. Cần duy trì mức thanh khoản cao và có thêm lực đẩy từ dòng tiền mới để vượt qua ngưỡng 1300 điểm và đảm bảo xu hướng bền vững.
  • Phân hóa giữa các ngành: Dòng tiền đã lan tỏa đến nhiều nhóm ngành, nhưng vẫn tồn tại sự phân hóa rõ rệt giữa các nhóm và cổ phiếu, đặc biệt là trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, xây dựng đầu tư công, khoáng sản, cao su, sản xuất, nguyên vật liệu, và vận tải.
  • Chiến lược đầu tư:
    • Cần theo dõi, đánh giá các nhóm ngành và cổ phiếu có kết quả tích cực trong thời gian qua.
    • Xây dựng danh mục đầu tư hợp lý và lên chiến lược mua dài hạn, trung hạn theo công thức khi có tín hiệu xác nhận.
    • Vì VN-Index đang quanh vùng 1300 điểm với khả năng rung lắc cao, cần xác định rõ chiến lược đầu vào cho từng khoảng thời gian (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) cùng với quản trị vốn phù hợp.
  • Lưu ý khi chọn cổ phiếu: Tránh FOMO và việc mua vào khi giá đã tăng mạnh; thay vào đó, chờ đợi nhịp điều chỉnh để mua ở mức giá hợp lý. Đặc biệt, cần chú ý lựa chọn cổ phiếu, nhất là các cổ phiếu penny, bởi chúng dễ bị ảnh hưởng mạnh bởi dòng tiền đầu cơ và có thể gặp vấn đề về thanh khoản.
  • Nhóm ngành cổ phiếu quan tâm:
    • Ngân hàng : SHB, OCB.
    • Chứng khoán : VIX, SSI, VCI, ORS.
    • Bất động sản: VHM, VIC, DXG.
    • Bất động sản khu công nghiệp : BCM, KBC.
    • Xây dựng – đầu tư công : VCG, CII, FCN, HUT.
    • Sản xuất: SBT, PAN, VHC, MSN, DBC.
    • Điện : REE, NT2, GEX.
    • Bán lẻ : MWG, PET.
    • Vận tải : VOS, VSC.

III. TOP 5 CỔ PHIẾU ĐÁNG CHÚ Ý

DANH MỤC ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI PHÒNG PHÂN TÍCH DA VINCI ACADEMY – DA VINCI ĐÀ NẴNG. 

MỌI THẮC MẮC VUI LÒNG LIÊN HỆ SỐ ĐIỆN THOẠI: 0813 333 227

* BÁO CÁO PHÂN TÍCH ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI PHÒNG PHÂN TÍCH DA VINCI ACADEMY – DA VINCI ĐÀ NẴNG. MỌI THẮC MẮC VUI LÒNG LIÊN HỆ SỐ ĐIỆN THOẠI: 0813 333 227

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Leave A Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *