Da Vinci Academy logo - Khóa học đầu tư tài chính tại Da Vinci Academy
Tâm lý và chiến lược

Tâm lý và chiến lược yếu tố nào quan trọng hơn?

Tâm lý và chiến lược yếu tố nào quan trọng hơn?

Một chủ đề luôn được mọi người quan tâm đúng không nhỉ. TÂM LÝ và CHIẾN LƯỢC, Một trong hai yếu tố cái nào quan trọng hơn?

Tôi biết rằng đây là một chủ đề của mọi thời đại và nó vẫn sẽ luôn là như vậy. Nó luôn gây tranh cãi, không chỉ ngành đầu tư nói riêng mà tất cả mọi ngành đều như vậy.

Hôm trước tôi vô tình xem được một video rất hay và nó thôi thúc tôi viết về chủ đề này, rất mong bài viết này của Da Vinci ĐN sẽ có một chút hữu ích nào đó đến với mọi người.

Video đấy đây
Không biết có ai ở đây theo dõi bộ môn bi-a không nhỉ?
Tôi khá thích bộ môn này, và cũng thỉnh thoảng giải trí cùng với bạn bè một chút. Nếu mọi người theo dõi bộ môn này thì hẳn cũng biết, giải đấu Spanish Open Pool 2023 vừa mới kết thúc, nhà vô địch là cơ thủ Dang Jin Hu (China).

Xuyên suốt giải đấu đó (thực ra tôi cũng không có nhiều thời gian theo dõi, chỉ xem một vài Highlight), điều tôi nhớ nhất không phải là thành tích vô địch tuyệt đối của Dang Jin Hu (anh không để thua bất kỳ trận đấu nào), mà là pha bỏ lỡ “buốt ruột” của Pijus Labutis trước Marc Bijsterbosch trong trận bán kết, buốt như cái cách mà lệnh của tôi chỉ còn 1 pip nữa chạm TP nhưng nó lại quay ngược về SL vậy.

Câu chuyện này thì nó có liên quan gì đến chủ đề hôm nay?
Labutis đã có một tình huống điều bi nhẹ nhàng, đưa anh đến với cơ hội vượt lên ở ván đấu bản lề khi tỉ số đang là 9 – 9 (race to 11), nhưng thật đáng tiếc, ở trong tình huống mà bạn bè tôi hay đùa là “Thẳng ro như o đi cày” thì Labutis đã đánh hụt, khiến anh ta nổi nóng với chính bản thân mình.

Lý do duy nhất tôi nghĩ đến, đó là TÊ. Chắc chắn là Labutis tê, anh đã không thể chịu được áp lực trước cú đánh dễ như ăn kẹo này, nếu không phải thi đấu mà là một trận đấu bình thường thì có lẽ những pha như vậy Labutis nhắm mắt bắn cũng vô. Nói thế để mọi người thấy rằng đó là một tình huống không hề khó, nhất là đối với người ăn tập.
Qua ví dụ trên, chung quy lại thì tâm lý quan trọng thật sự đúng không ?

Thế thì, có lẽ …tâm lý là quan trọng nhất trong trading rồi, kết quả rõ ràng như vậy mà.

Câu hỏi về tâm lý và chiến lược:

  1. Tại sao có nhiều người newbie khi mới vào thị trường thắng như chẻ tre mặc dù chả biết gì về kiến thức giao dịch?
  2. Tại sao có nhiều người tham gia thị trường đến 4-5 năm, rành rọi đủ mọi thể loại kiến thức về thị trường nhưng vẫn cháy tài khoản như thường?

Mọi người có thể thấy, tài khoản ban đầu của tôi là 2,052 đô, và tôi lãi 1,982 đô vào ngày hôm đó.
Gần 50 triệu tiền lãi mỗi ngày, thật tuyệt vời phải không mọi người? Phải nói là như mơ ấy chứ. Kéo excel nhẹ phát là vài năm tôi thành triệu phú đô la rồi.

Nhưng xin thưa với mọi người, đó là khoảng thời gian lấp lánh nhất và cũng là ‘niềm vui’ ngắn ngủi nhất của tôi kể từ khi tham gia vào thị trường forex.

Thời gian đầu tham gia vào thị trường, tôi ăn đậm lắm, cảm giác BẤT BẠI luôn vì đánh kiểu gì cũng lãi, tôi rất tự tin và nghĩ là cái bộ môn Forex này dễ ăn tiền vậy sao mình không biết sớm hơn nhỉ, cũng không phải bỏ công sức quá nhiều, chỉ cần mở biểu đồ ra vẽ vời vài cái rồi vào lệnh cài Stoploss – Takeprofit sẵn xong ngồi rung đùi chờ tiền về tài khoản thôi. Dường như mọi thứ đều là màu hồng trước mắt tôi vậy và có lẽ trong cuộc đời trading ai cũng đã từng trải qua cảm giác đó một lần rồi nhỉ.

Nhưng rất nhanh sau đó, tôi thua tan nát, tôi sell cũng thua, buy cũng thua, đu tin cũng thua, đến mức tôi thấy sợ cảm giác vào lệnh vì trade kiểu đ** gì cũng thua. Sợ thật sự.

Mọi sự tự tin ban đầu của tôi biến mất, tất nhiên tiền cũng biến mất theo. Cháy tài khoản lên cháy tài khoản xuống. Mọi khoản lợi nhuận trước đó mất hết thậm chí là âm nhiều hơn nữa.

Và đây là khoản thua lỗ của tôi sau khi mang tâm lý tự tin thái quá trước đó.
Và đây là khoản thua lỗ của tôi sau khi mang tâm lý tự tin thái quá trước đó.

Sau cú sóc đầu đới đó tôi mới hiểu ra vấn đề rằng là mình đang thiếu phương pháp giao dịch, trước khi tham gia thị trường tôi là một tay mơ chỉ biết một vài kiến thức về phân tích kỹ thuật như nến nhật, mẫu nến đảo chiều, chỉ báo Ichimoku và mô hình đảo chiều.

Vậy là tôi liền tìm thầy để đi học liền, may mắn thay là tìm đúng thầy và được tiếp cận kiến thức chuẩn về Xu hướng, Biên độ, Sóng elliott và Chu kỳ. Mặc dù được học kiến thức chuẩn, có phương pháp giao dịch tốt tuy nhiên khi vào lệnh lại không thể giữ lệnh đúng Takeprofit như trước nữa ( dù cho chiến lược mình đưa ra lại đúng)

À mà đây không phải bài học thành công, cũng không phải lời khuyên của một chuyên gia Forex nhé mọi người, vì tôi không coi bản thân mình là một chuyên gia và chắc chắn rằng tôi cũng chưa có thành công gì ghê gớm cả.

Để đưa ra quan điểm cá nhân của mình về chủ đề này sau những gì trải qua, theo tôi:
Tâm lý và Chiến lược – 50:50
Tức là, 2 yếu tố này quan trọng như nhau.
Xin lỗi anh em vì quan điểm ba phải này, nhưng đúng thật là tôi không thể nghiêng về phía thằng nào được.

Nghĩ một cách đơn giản:
Nếu anh em có một chiến lược giao dịch đỉnh cao (có được từ một chuyên gia xịn nào đó), nhưng anh em non gan, thị trường mới nhích lên được một chút đã chốt lãi, nhích xuống một chút đã cắt lỗ. Thì mọi người nghĩ mình có sử dụng chiến lược đó hiệu quả được không? Tất nhiên là không rồi.

Ngược lại, nếu mọi người sở hữu một bản lĩnh thép, lỳ như trâu, nhưng mọi người cứ nhảy vào đấm nhau với thị trường ngược xu hướng, 3 ngày một trận nhẹ, 5 ngày 1 trận nặng. Như thế mọi người có kiếm được tiền từ thị trường không? Tôi nghĩ sống thoi thóp còn khó, thở oxi luôn chứ nói gì đến kiếm tiền.

Cái này thuộc về quan điểm cá nhân, không có đúng hoặc sai, vì thế rất vui nếu được mọi người chia sẻ thêm về góc nhìn của mình.

Tôi coi TÂM LÝ và CHIẾN LƯỢC quan trọng như nhau, bởi tôi tin rằng thiếu bất kỳ yếu tố nào thì trader cũng đều dính Stoploss hết.

Và cũng bởi vì chúng đều rất quan trọng, nên tôi không muốn mình nảy sinh cảm giác thiên lệch cho bất kỳ bên nào.

TUY NHIÊN, tôi coi TÂM LÝ và CHIẾN LƯỢC quan trọng như nhau, so với CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH thì TÂM LÝ GIAO DỊCH khó làm chủ và kiểm soát hơn rất nhiều. Nhưng để tâm lý giao dịch ổn định thì cần phải có chiến lược giao dịch đúng đắn, tức là tâm lý phụ thuộc vào chiếc lược bởi vì nếu một chiến lược sai nhiều lần thì sau đó kéo theo tâm lý dễ bị rén và khó mà giữ lệnh được. Còn nếu một chiến lược đúng thì tất nhiên mọi người cũng hiễu rõ tâm lý sẽ như thế nào rồi đúng không ạ.

Và tôi cho rằng tâm lý trong trading quan trọng hơn hầu hết mọi ngành nghề khác.
Ví dụ nếu bạn là một maketer, bạn hoàn thành một chiến dịch lớn, bạn đem về một số tiền lớn. Còn nếu bạn là một trader, bạn thực hiện một giao dịch lớn, nếu thắng, bạn mang về một số tiền lớn.

Sự khác nhau ở đây là: Maketer nhìn vào nhiệm vụ họ phải làm. Còn trader thì nhìn vào số tiền ngay trước mắt. Đó chính là lý do khiến cho mọi người trader chúng ta dễ xao động khi “làm việc”.

Rõ ràng chúng ta thường nghĩ ngay đến số tiền mình có thể kiếm được chứ không nghĩ đến việc mình cần phải làm tốt công việc của mình như thế nào.

Chúng ta đểu biết rằng tuổi thọ của con người ngày càng tăng lên nhờ vào sự tiến bộ không ngừng của ngành công nghiệp chăm sóc sức khoẻ.

Hay thậm chí những người nông dân sau nhiều năm tích luỹ kinh nghiệm họ cũng trở nên giỏi hơn, thành thục hơn và năng suất cao hơn rất nhiều.

Nhưng đối với ngành tài chính thì sao? Tôi không thấy có báo cáo nào nói rằng các trader ngày nay kiếm được lợi nhuận cao hơn so với 10-20 năm trước cả.

Vì thế, tôi cho rằng, tâm lý không có tính kế thừa, mà nó là yếu tố mỗi người cần phải tự trải qua.

Tất nhiên bạn có thể học được lý thuyết về tâm lý, học về cách mà bộ não hoạt động. Bạn có thể học hỏi kinh nghiệm của người đi trước. Nhưng để hiểu, để thấm và để có thể kiểm soát được (phần nào đó), thì không có cách nào khác ngoài việc bạn phải tự trải qua.

Khoa học được điều hướng bởi các định luật
Tài chính được điều hướng bởi hành vi con người
Đến một thiên tài được cả vũ trụ thừa nhận như Isaac Newton còn phải thốt lên rằng:
“I can calculate the motion of heavenly bodies, but not the madness of people.”
“Tôi có thể tính toán chuyển động của các thiên thể, nhưng không thể tính toán sự điên rồ của con người.”
Tôi trích dẫn câu nói của Isaac Newton để moị người thấy rằng tâm lý của con người thật điên rồ và khó bảo như thế nào mà thôi.

Nhưng mọi người đừng lo, chúng ta chẳng việc gì phải tìm cách hiểu được tâm lý của loài người cả, chúng ta chỉ cần hiểu được bản thân và kiểm soát được tâm lý của bản thân là quá đủ rồi. Và muốn đi xa hay kiếm lời trên thị trường này thì nhất định mọi người phải thật kỷ luật, nếu không kỷ luật thì dù chiến lược có cao siêu hay tâm lý trâu bò đến như nào cũng toang cả thôi.

Bài học rút ra cho bản thân
Chung quy lại, sau một số năm giao dịch và vẫn còn thoi thóp đến ngày hôm nay, tôi tự rút ra cho mình được một vài điều như sau:

  •  1.Tâm lý giao dịch và Chiến lược giao dịch, 2 cái này quan trọng như nhau, cái nào còn yếu thì cố mà học, chứ thiếu là coi như toi.
  •  2.Tâm lý là thứ khó kiểm soát nhất, vì thế, hãy làm mọi cách để dừng tạo điều kiện khiến cho nó “mất kiểm soát”. Ví dụ như vào lệnh quá nhiều, nhìn biểu đồ quá nhiều… Đó đều là những món ưa thích của “tâm lý mất kiểm soát”.
  • 3.Tìm kiếm những thứ vui vẻ hơn trong cuộc sống, như chơi thể thao cùng anh em bạn bè chẳng hạn. Ít nhất thì khi chơi thể thao, tôi cũng không dán mắt vào màn hình điện thoại, máy tính được cũng đỡ bị tâm lý hơn rồi

Trên đây là ý kiến cá nhân về Tâm lý và chiến lược cái nào quan trọng hơn, anh em ai có quan điểm khác thì bình luận xuống dưới để cùng học hỏi nhé.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Leave A Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

YÊU CẦU THAM GIA CỘNG ĐỒNG ĐẦU TƯ DA VINCI ĐÀ NẴNG

Điền thông tin đăng ký tham gia cộng đồng để nhận được những thông tin chuẩn và hữu ích về thị trường tài chính trong nước và quốc tế!

ưu đãi dành tặng cho bạn

Để lại thông tin đăng ký để nhận tư vấn ngay!