Da Vinci Academy logo - Khóa học đầu tư tài chính tại Da Vinci Academy
Kinh tế vĩ mô và các chính sách tài chính

Kinh tế vĩ mô và các chính sách của kinh tế vĩ mô

Kinh tế vĩ mô và các chính sách của kinh tế vĩ mô

Kinh tế vĩ mô là một lĩnh vực nghiên cứu về hành vi và hoạt động của nền kinh tế toàn cầu, bao gồm các yếu tố như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, cân cánh thanh toán, tỷ giá hối đoái và các chính sách kinh tế vĩ mô.

Các chính sách kinh tế vĩ mô là những biện pháp mà chính phủ và các cơ quan quốc tế như Ngân hàng Thế giới hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) áp dụng để ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, nhằm đạt được các mục tiêu như tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, cân bằng ngân sách, cải thiện mức sống của người dân.

Trong bài chia sẻ kiến thức này, Da Vinci ĐN sẽ giới thiệu về các khái niệm cơ bản của kinh tế vĩ mô, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả của nền kinh tế, và các loại chính sách kinh tế vĩ mô phổ biến, cũng như ưu nhược điểm và thách thức của chúng. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại cho bạn những thông tin bổ ích và hữu ích về lĩnh vực kinh tế vĩ mô.

I. Tìm hiểu về kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô

Kinh tế học vĩ mô là một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung.

Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô là hai lĩnh vực chung nhất của kinh tế học

Kinh tế học vĩ mô quan tâm đến hành vi ứng xử toàn bộ nền kinh tế, những mục tiêu quốc gia như: Giải quyết việc làm, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế mà không quan tâm đến hành vi của các cá nhân hay nhóm cụ thể. Còn kinh tế học vi mô nghiên cứu hành vi cá thể của bộ phận cấu tạo nên nền kinh tế, các mối quan hệ nội bộ doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau

Mục tiêu kinh tế học vĩ mô: Giúp ổn định, tăng trưởng và công bằng xã hội

II. Các công cụ của chính sách vĩ mô:

1. Chính sách tài khóa:

Chính sách tài khóa là chính phủ sẽ sử dụng thuế và chi tiêu chính phủ để tác động đến tổng cầu, từ đó tác động đến mức sản lượng quốc gia.

2. Chính sách tiền tệ:

Chính sách kinh tế vĩ mô - chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ là chính sách mà Ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ của mình để tác động đến CUNG TIỀN và LÃI SUẤT.

Chính sách tiền tệ sẽ tác động theo 02 hướng là mở rộng hoặc thắt chặt

Chính sách tiền tệ MỞ RỘNG là Ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ để làm TĂNG mức CUNG tiền hoặc GiẢM lãi suất. Và ngược lại, chính sách tiền tệ THẮT CHẶT là Ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ làm GIẢM mức CUNG tiền hoặc TĂNG lãi suất.

=> Các công cụ của chính sách tiền tệ:

1. Công cụ dự trữ bắt buộc (rb)

Khi ngân hàng trung ương muốn TĂNG CUNG TIỀN thì sẽ GIẢM tỷ lệ dự trữ bắt buộc ( là tỷ lệ mà NHTW quy định các ngân hàng thương mại buộc phải duy trì trên tổng số tiền gửi trong tài khoản của NHTM đặt tại NHTW) và ngược lại.

Đây là công cụ mạnh tuy nhiên sự thay đổi thường xuyên của tỷ lệ này có thể làm gián đoạn hoạt động KD của ngân hàng thương mại.

2. Chính sách lãi suất tái chiết khấu

Khi ngân hàng thương mại thiếu tiền thì NHTM sẽ vay tiền của NHTW hoặc bán cho NHTW những giấy tờ có giá của các công ty thì NHTM sẽ phải trả 1 mức lãi suất cho NHTW. Đó là lãi suất tái chiết khấu.

Lãi suất tái chiết khấu giảm sẽ khuyến khích NHTM vay tiền hoặc bán giấy tờ có giá để tăng dự trữ và mở rộng cho vay nên khả năng tạo tiền của NHTM tăng => cung tiền tăng. Và Ngược lại.

Chính sách kinh tế vĩ mô lãi suất tái chiết khấu
Chính sách lãi suất tái chiết khấu

+ Nghiệp vụ thị trường mở:

Là hoạt động của ngân hàng trung ương mua bán giấy tờ có giá ( trái phiếu,..) của chính phủ trên thị trường hoặc NHTW mua/ bán ngoại tệ để tác động đến tỷ giá đối hoái.

Đây là công cụ rất mạnh và linh hoạt. NHTW có thể tham gia hoặc ko, lượng tiền và thời gian tham gia cũng được linh hoạt.

Chính sách tài khóa là chính sách do chính phủ thực hiện còn chính sách tiền tệ là chính sách do NHTW thực hiện điều tiết nhưng đều có 1 mục tiêu chung là ĐIỀU CHỈNH LÃI SUẤT và SẢN LƯỢNG nền kinh tế nên sẽ phải phối hợp với nhau.

3. Chính sách thu nhập:

Chính sách thu nhập là các chính sách mà chính phủ tác động đến tiền công , giá cả để kiềm chế lạm phát.

Ví dụ: : Lương cơ bản, phụ cấp ngoài giờ, thuế TNCN.

4. Chính sách kinh tế đối ngoại:

Chính sách kinh tế đối ngoại là việc chính phủ sử dụng các công cụ kinh tế vĩ mô nhằm ổn định tỷ giá đối hoái

VD: Hàng rào bảo hộ mậu dịch như thuế quan và phi thuế quan (hạn ngạch (Quota),..)
Những biện pháp tài chính, tiền tệ tác dụng đến xuất nhập khẩu: Phá giá, nâng giá tiền tệ trong nước,…

Chính sách kinh tế vĩ mô - chính sách đối ngoại
Chính sách kinh tế đối ngoại

Trong 04 công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô thì chính sách tiền tệ là chính sách thường xuyên được sử dụng nhất. Việc xem xét các chính sách tiền tệ để biết được kinh tế vĩ mô hiện tại của Thế giới và Việt Nam đang ở giai đoạn nào, từ đó ra được quyết định có nên tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam hay khôngĐó là bước cơ bản đầu tiên của một NĐT thành công.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Leave A Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

YÊU CẦU THAM GIA CỘNG ĐỒNG ĐẦU TƯ DA VINCI ĐÀ NẴNG

Điền thông tin đăng ký tham gia cộng đồng để nhận được những thông tin chuẩn và hữu ích về thị trường tài chính trong nước và quốc tế!

ưu đãi dành tặng cho bạn

Để lại thông tin đăng ký để nhận tư vấn ngay!